an-cay-do-bam-sinh

Ăn cay giỏi có phải do bẩm sinh?

Một ai đó ăn cay đến xé lưỡi và được mọi người trầm trồ khen ngợi. Phải chăng từ khi sinh ra họ đã có khả năng “trời phú”?

Chắc chắn là không. Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời thuyết phục.

Trước tiên hãy cùng xem nghiên cứu thú vị của giáo sư tâm lý Paul Rozin (ĐH Pennsylvania) thực hiện từ những năm 1970.

Nghiên cứu của GS Paul Rozin

Nhằm lý giải tại sao con người yêu thích các loại thực phẩm cay nóng. Ông đã đến ngôi làng Oaxaca, miền Nam Mexico để khảo sát và tìm hiểu liệu rằng:

Động vật cũng thích ăn cay giống con người?

Người dân địa phương vùng này vốn nổi tiếng thích ăn cay và ăn cay rất giỏi. Khi được hỏi: Họ có biết loài động vật nào cũng thích ăn cay hay không?

Họ nói rằng câu hỏi này thật là khôi hài. Không có loài động vật nào thích ăn cay cả.

Chưa tin vào lời của người dân bản địa, Rozin đã thực hiện thí nghiệm chứng minh.

Ông cho lợn và chó 2 sự lựa chọn: bánh quy pho mát không cay và một miếng bánh quy khác được tẩm nước sốt cay.

Kết quả, chúng ăn cả 2 miếng bánh, nhưng luôn chọn bánh không cay để ăn trước.

Điều đó chưa thể khẳng định được điều gì, GS Rozin đã thực hiện thêm thí nghiệm khác.

Ông đã cho một nhóm chuột tiếp xúc với thức ăn cay ngay từ khi mới sinh ra; một nhóm khác, thức ăn cay được thêm dần trong quá trình phát triển.

Kết quả, cả 2 nhóm đều thích các loại thực phẩm không cay.

Sau đó, ông muốn chúng sợ thức ăn không cay nên tăng cường cho chuột ăn thức ăn không cay có trộn thêm hóa chất gây bệnh.

Tuy nhiên, cả 2 nhóm chuột vẫn tiếp tục thích các loại thức ăn không cay.

Ông còn gây ra sự thiếu hụt vitamin B cho một số cá thể chuột, khiến chúng mắc các bệnh về tim mạch, phổi và cơ bắp,… Từ đó ông trộn thuốc chữa trị vào những loại thức ăn cay cho chúng ăn.

Điều đó đã làm giảm nhưng không hoàn toàn loại bỏ ác cảm của lũ chuột đối với thức ăn cay.

Cuối cùng, chỉ có những con chuột bị phá hủy khả năng cảm nhận vị cay, mới mất đi lòng căm thù đối với ớt.

Từ đó, giáo sư Rozin kết luận rằng:

Tình yêu vị cay là duy nhất chỉ có ở con người và có thể nguyên nhân nằm ở vấn đề văn hóa hoặc tâm lý học.

Để có thêm bằng chứng, ông đã thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác. Và đưa ra nhận định:

Ăn cay là một hình thức “hành xác” để tìm khoái cảm

GS Rozin cho rằng “tình yêu vị cay” là kết quả của sự phối hợp hoạt động giữa 2 hệ thống thần kinh thích thú và nỗi đau.

Những người thích ăn cay là do khi đó, họ cảm nhận được sự đau đớn mà không hề rủi ro, và sau đó, họ cảm nhận được sự giải khuây khi cơn đau do ớt gây ra qua đi.

Rozin còn đưa ra giả thuyết rằng vị cay cũng có một chức năng tình cảm khá bất ngờ: Sự giải khuây.

Bên cạnh các nghiên cứu tâm lý con người về sở thích ăn cay, cũng có không ít nhà khoa học đã chỉ ra rằng:

Vị cay khiến cơ thể tiết ra những hormone làm bạn thấy hưng phấn và dễ chịu sau khi trải qua cơn cay xé lưỡi.

Vậy độ chịu cay của mỗi người vì sao khác nhau?

Các chuyên gia đã khẳng định rằng, khả năng ăn cay của mỗi người không phải có được từ khi sinh ra mà được “tôi luyện”.

Tiếp xúc với ớt và ăn cay từ nhỏ

Sherman, tác giả của một nghiên cứu về việc vì sao người ta lại sử dụng gia vị, đã cho rằng sử dụng gia vị, đặc biệt ớt, là cách để bảo quản thực phẩm và tăng hương vị cho món ăn.

Và theo thời gian, ớt đã trở thành một phần văn hóa và sở thích.

Ngoài ra, một số vùng miền có khi hậu lạnh giá, con người thường tìm cách bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng làm ấm cơ thể. Trong đó có ớt.

Vì những yếu tố trên, mà trẻ em ở những nước ăn gia vị như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam tiếp xúc với vị cay từ rất sớm.

Từ đó mà “độ chịu cay” của họ cao hơn khi lớn lên.

Người ưa cảm giác mạnh thường thích ăn cay

Khi xem xét mức độ tương quan giữa việc ăn cay với 4 nét tính cách khác nhau (theo trang ScienDicrect), bao gồm:

  • Nhận thức về cơ thể.
  • Tìm kiếm cảm giác mới lạ.
  • Nhạy cảm với hình phạt.
  • Nhạy cảm với phần thưởng.

Các nhà nghiên cứu khẳng định, những người có xu hướng thích tìm kiếm cảm giác mới lạ cũng hứng thú đồ ăn cay.

Nhóm người chuộng các bộ môn mạo hiểm (tàu lượn vòng siêu tốc, nhảy dù) có khuynh hướng tăng độ cay trong bữa ăn hơn so với nhóm người ít ưa mạo hiểm.

Người có nồng độ testosterone cao thường ăn cay hơn

Trong một nghiên cứu trên nam giới, người ta đã phát hiện mối tương quan giữa testosterone và lượng sốt cay mà họ rưới lên khoai tây.

Người có testosterone cao có xu hướng bỏ nhiều sốt cay hơn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc phụ nữ không ăn cay bằng nam giới.

Thật ra thì cách mà hai giới hưởng ứng vị cay có đôi chút khác nhau.

Hai tác giả Byrnes và Hayes đã viết trong một bài báo liên quan, họ phát hiện rằng nam giới thường chọn tăng độ cay bởi vì họ thích được những người xung quanh khen ngợi.

Trong khi đó, phụ nữ làm vậy là vì họ thưởng thức cảm giác cay nóng.

Thích cay cũng có thể được tôi luyện

Yếu tố ngoại cảnh cũng góp phần không nhỏ vào khả năng ăn cay của mỗi.

Chẳng hạn, có những người không ăn cay từ bé. Nhưng khi lớn lên sinh sống cùng bạn bè, người thân có sở thích ăn cay, thì khẩu vị của họ đã thay đổi.

Ngoài ra, để giải thích về khả năng ăn cay thay đổi theo thời gian, các nhà khoa học đã dẫn chứng rằng:

Thành phần capsaicin của ớt có khả năng làm cạn kiệt chất dẫn truyền thần kinh P (một loại protein có nhiệm vụ gửi tín hiệu đau đến não).

Khi diễn ra trong thời gian đủ lâu, thì não gần như xem cảm giác cay nóng từ ớt không còn là tác nhân nguy hiểm nữa.

Nhờ đó độ chịu cay sẽ ngày càng “lên level” nếu bạn ăn ớt mỗi ngày.

Kết

Cay là thứ có thể mang lại cảm giác “sung sướng trong đau đớn”.

Cảm giác thú vị ấy phù hợp với những ai thích sự mạo hiểm và được “tôi rèn” qua năm tháng.

Nhưng để đạt phong độ “đỉnh cao”, chúng ta cũng nên cân nhắc đến tác hại khi ăn quá nhiều ớt.

Xem thêm:

===

Theo: Vietcetera, khoahoc.tv.

5/5 - (10 bình chọn)
Tags:

,

ỚT KIỀU: Chuyên Ớt Khô, Ớt Bột.
Ớt Kiều

Zalo 0395991607 | Chat Facebook Messenger | Tham gia Group Mua Bán Ớt hơn 39k thành viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
1
1
Xem cập nhật giá ớt hôm nay tại
các tỉnh, vùng miền trên cả nước.