Trung Quốc – Mình đoán bạn sẽ nghĩ vậy. Quả thật, theo thống kê thì, Trung Quốc:
- Là quốc gia tiêu thụ ớt nhiều nhất thế giới (thống kê từ 2017 – 2022).
- Là nước có sản lượng ớt tươi nhiều nhất thế giới.
- Là nước nhập khẩu ớt khô top 1 thế giới (2020).
Nhưng nói về sản lượng sản xuất và xuất khẩu ớt khô thì Trung Quốc lại xếp vị trí thứ 2 (2020 – 2022).
Vị trí số 1 thuộc về Ấn Độ.
Một số thống kê về thị trường ớt khô Ấn Độ (09/2020):
- Sản lượng sản xuất ớt khô lớn nhất thế giới với khoảng 2 triệu tấn, chiếm hơn 35% thị trường ớt khô toàn cầu.
- Xuất khẩu ớt khô chiếm trên 70% tổng xuất khẩu ớt khô thế giới.
- Thị trường tiêu thụ chính ớt khô Ấn Độ là Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka và Indonesia (90% sản lượng ớt khô xuất khẩu 2021).
- Việt Nam chúng ta là nước nhập khẩu ớt khô của Ấn Độ lớn nhất trong năm 2020.
Tại Ấn Độ, các bang sản xuất ớt lớn là Andhra Pradesh, Telangana, Tamil Nadu, Karnataka và Madhya Pradesh.
Bạn cần mua ớt khô Ấn Độ hãy liên hệ Ớt Kiều nhé.
Còn bây giờ mời bạn tìm hiểu sơ bộ về thị trường ớt khô Ấn Độ.
Nội dung chính:
Các loại ớt khô Ấn Độ phổ biến
Tại nước này có hàng ngàn giống ớt khác nhau, được trồng trên hơn 700 ngàn hecta. Ớt Ấn Độ có đặc điểm chung là màu đỏ đậm, độ cay cao.
Điều đặc biệt, phần lớn ớt khô Ấn Độ đều phơi bằng nắng tự nhiên.
Theo tìm hiểu của mình, một số loại ớt khô phổ biến được tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu. Bao gồm:
#1. Ớt Sannam khô
Ớt Sannam còn được gọi là ớt S334, S4 hoặc S10. Là một trong những loại ớt phổ biến nhất tại đất nước Hindi này. Được trồng nhiều ở Andhra Pradesh và Madhya Pradesh.
Ớt Sannam khô chiếm gần 50% sản lượng ớt khô Ấn Độ. Và được ưa chuộng khi xuất sang Trung Quốc, Mexico và Nhật Bản.
Loại ớt khô này có độ cay vừa phải (25,000 – 30,000 SHU).
#2. Ớt Teja khô
Hay được gọi là ớt S17, là loại ớt đỏ có độ cay cao nhất được trồng đại trà tại Ấn Độ. Được tiêu thụ trên khắp cả nước vì vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng.
Ớt Teja được trồng nhiều ở miền Nam Ấn Độ. Cũng là loại ớt khô có kim ngạch xuất khẩu lớn, được thế giới ưa chuộng, có độ cay 75,000 – 100,000 SHU.
#3. Ớt Byadgi khô
Hay còn gọi là ớt Dabbi – Kaddi có màu đỏ đậm và là một trong những loại ớt ít cay (8,000 – 15,000 SHU). Được trồng nhiều ở Haveri (Karnataka) và Guntur (Andhra Pradesh).
Ớt khô Byadgi là một trong những loại ớt phổ biến tại thị trường Ấn Độ và xuất khẩu.
#4. Ớt cà chua khô
Hay còn gọi là ớt Chapata. Ớt cà chua có mùi thơm ngọt ngào độc đáo và hương vị đậm đà, vỏ quả có màu đỏ đậm.
Trồng nhiều ở Warangal, Bang Telangana và là đặc sản của vùng này.
#5. Một số loại ớt khô Ấn Độ khác
Có thể kể đến như:
- Ớt US-341 khô.
- Ớt Kashimiri (Daggi) khô.
- Ớt Mundu (S9) khô.
- Ớt Wrinkled (S273) khô.
- Ớt Devanoor dulux (DD) khô.
- Ớt Supper 10 (S10) khô.
Xem thêm: Hạt ớt khô Ấn Độ và những điều cần biết.
Các chợ bán ớt khô nổi tiếng tại Ấn Độ
Năm chợ dưới đây được xem là kho ớt khô của Ấn Độ, đóng vai trò quan trọng đối với thị trường ớt khô của quốc gia này.
#1. Chợ ớt Guntur
- Là chợ ớt khô lớn nhất Ấn Độ.
- Nổi tiếng với các loại ớt khô chất lượng cao.
- Giá giao dịch ở chợ Guntur là cơ sở áp dụng cho toàn quốc.
#2. Chợ ớt Byadgi
- Chợ ớt khô lớn thứ 2 Ấn Độ.
- Nổi tiếng ớt khô Byadgi, Kaddi, Dabbi.
#3. Chợ ớt Waragal
- Là chợ ớt khô lớn thứ 3 Ấn Độ.
- Nổi bậc với các loại ớt khô US341, Wonderhot, Paprika.
#4. Chợ ớt Khammam
- Chợ ớt khô mới nổi tại Ấn.
- Nổi tiếng với ớt cay S17, ớt Teja, Sannam.
Chợ ớt Madhya Pradesh:
- Được biết đến như một chợ giao dịch ớt diễn ra sớm nhất ở Ấn Độ.
- Các loại ớt khô siêu cay và ít phổ biến được giao dịch nhiều.
Kết
Nổi tiếng là quốc gia ăn cay và không bao giờ thiếu ớt trong bữa ăn hàng ngày, cùng với sản lượng ớt khô ấn tượng, Ấn Độ xứng đáng là quốc gia “bá chủ”.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều điều thú vị.
Xem thêm: Trung Quốc “kiểm soát” giá ớt thế giới?