Có bao giờ bạn đặt câu hỏi, kiểu như:
- Vì sao giá ớt lên xuống mỗi ngày?
- Làm sao biết sắp tới giá ớt sẽ tăng hay giảm?
- Hay tại sao Trung Quốc đóng cửa khẩu là giá ớt lại giảm mạnh?
- Hoặc làm thế nào để kiểm soát giá ớt giúp nông dân “bớt” khổ?
Nếu là một thương lái và am hiểu thị trường thì bạn có thể dễ dàng trả lời.
Xem thêm: Giá ớt cập nhật mỗi ngày tại các tỉnh trên cả nước.
Nội dung chính:
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá ớt
Xét về vĩ mô, ớt (bao gồm cả ớt tươi, ớt khô, ớt bột) cũng là một loại hàng hóa, nên để định giá cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản:
- Giá trị hàng hóa.
- Nhu cầu thị trường (cung, cầu).
- Quan hệ cung cầu.
- Chênh lệch tỉ giá.
- Cơ chế tiền tệ, chính sách.
Vậy yếu tố nào có tính quyết định? Đó chính là nhu cầu thị trường.
Nói chính xác hơn là tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Bởi:
Giá ớt phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc
Đất nước tỉ dân không chỉ là nơi tiêu thụ ớt nhiều nhất thế giới mà còn là quốc gia xuất khẩu, gia công ớt top đầu.
Cụ thể, tại Trung Quốc :
- Có hơn 1.3 triệu ha trồng ớt, chiếm 35% tổng diện tích trồng ớt thế giới.
- Sản lượng ớt tươi hàng năm hơn 28 triệu tấn ớt, chiếm 46% sản lượng toàn cầu.
- Năm 2020, xuất khẩu hơn 60 ngàn tấn ớt (chủ yếu ớt khô, ớt bột).
- Nhu cầu sử dụng trong nước (dùng trực tiếp và làm nguyên liệu sản xuất) là hơn 120 triệu tấn ớt tươi (2020).
Như vậy có thể thấy, Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lớn ớt tươi, ớt khô, ớt xay thô.
Tại Việt Nam, theo thống kê sơ bộ năm 2020:
- Tổng sản lượng ớt thu hoạch hơn 200 ngàn tấn.
- Xuất khẩu hơn 80%.
- Xuất Trung chiếm hơn 70% tổng lượng xuất khẩu.
- Tỉ trọng xuất sang Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan và các nước khác chiếm 30%.
Cũng dễ hiểu khi giá ớt hàng ngày phụ thuộc rất lớn vào các đầu mối thu mua từ phía Trung Quốc.
Minh chứng rõ nhất, trong thời gian xảy ra đại dịch 2019 – 2020, Trung đóng biên, giá ớt rớt “thê thảm”, nông dân và thương lái nước ta đã phải lao đao thế nào.
Không chỉ chi phối tại thị trường VN mà giá cả tại Trung Quốc còn ảnh hưởng lớn đến giá ớt trên toàn thế giới.
Vậy, họ đã chi phối như thế nào?
Có “quyền” quyết định giá ớt
Tại Trung Quốc có một địa phương mà các thương lái buôn ớt trên khắp thế giới đều phải theo dõi động tĩnh từ 6 – 8h sáng hàng ngày.
Đó là thôn Vu Gia, thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông.
Tại đây, giá cả sau khi hai bên mua – bán thỏa thuận xong sẽ nhanh chóng được gửi đi và “chỉ huy” các giao dịch ớt ở khắp thế giới.
Dân buôn ớt có câu: Ớt thế giới nhìn về Trung Quốc, ớt Trung Quốc lại phải xem Giao Châu.
Vì sao Giao Châu lại có quyền định đoạt giá ớt?
Sở dĩ như vậy, bởi Giao Châu là nơi tập kết hàng ớt khô lớn nhất Trung Hoa, chiếm 70% kim ngạch giao dịch toàn quốc, xuất hơn 80% sản phẩm ớt của nước này.
Ngoài vô số điểm thu mua tư nhân, còn có hơn 360 công ty gia công ớt đặt tại Giao Châu.
Chính quyền thành phố còn thành lập thương hội ớt, xây dựng mạng lưới ớt toàn cầu và cả sàn giao dịch song phương giữa các đầu mối.
Bắt đầu từ 6h30 sáng hàng ngày, hàng trăm chủng loại ớt được giao dịch tại đây.
Giá sau khi thỏa thuận xong sẽ nhanh chóng được gửi đi khắp thế giới, trở thành “phong vũ biểu” của thị trường ớt toàn cầu.
Ai cũng hiểu rằng, Trung Quốc có khả năng “định đoạt” giá ớt hàng ngày dựa vào nhu cầu tiêu thụ của họ. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi sự “chi phối” ấy lại là một bài toán khó giải.
Khi nào người nông dân quyền định giá ớt?
Đây là một câu hỏi lớn dành cho cơ quan quản lý nhà nước.
Không chỉ riêng ớt mà hầu hết các mặt hàng nông sản, giá cả trong nước tăng giảm bất thường do phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Đặc biệt xuất Trung.
Khi nào mà:
- Tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc không còn quá chênh lệch.
- Xây dựng được mô hình kết nối, tiêu thụ nông sản bền vững.
- Nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng với mọi thị trường khó tính.
- …
Thì người nông dân có quyền định giá nông sản.
Trên đây là một số quan điểm cá nhân của mình, hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm các sản phẩm chúng tôi đang cung cấp: