sau-hai-ot

9 Loại sâu rầy hại ớt và cách phòng trừ

Phòng trừ sâu rầy hại ớt là một trong những việc khiến bà con nông dần “thấp thỏm’ không yên.

Có thể kể đến một số loại như: Bọ trĩ, sâu đục trái, rệp muội, nhện, rầy trắng, …

Chi tiết về cách nhận biết và phòng trừ mời bạn xem bài viết dưới đây:

Nội dung chính:

#1. Sâu xám hại ớt

Thường hại cây con mới trồng, cây giống trong vườn ươm. Sâu thường ẩn chỗ tối và thường bò ra gây hại vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm.

Biện pháp canh tác phòng ngừa sâu xám

  • Luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
  • Cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng.

Phòng trừ sâu xám bằng thủ công

Khi mật độ sâu thấp tìm và bắt sâu tại chỗ gốc cây bị hại vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Phòng trừ sâu xám bằng sinh học

  • Hạn chế phun thuốc hóa học để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh, …
  • Dụng bẫy bả chua ngọt để bẫy trưởng thành.
  • Cách làm bẫy bả chua ngọt: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước.
  • Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu.
  • Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng.
  • Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 – 3 ngày nhúng bả lại 1 lần.

Phòng trừ sâu xám bằng thuốc hóa học

  • Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như: Basudin 10G, Vibasu 10H, Furadan 3G …
  • Khi mật độ sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao.
  • Có thể dùng thuốc đơn: Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Padan 95SP hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC …
  • Dùng luân phiên các thuốc có hoạt chất Emamectin, Lamda-Cypermethrin với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin …

#2. Sâu đục quả hại ớt

Sâu đục quả hại nặng ở vụ xuân. Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá hại lá, sau đó đục vào hoa, quả.

sau-duc-qua-hai-ot
Sâu đục quả hại ớt

Vết đục bị thối bởi vi khuẩn và nấm kí sinh, gây thiệt hại đến năng suất.

Biện pháp canh tác phòng ngừa sâu đục quả

  • Thường xuyên kiểm tra ruộng ớt, kịp thời phát hiện ngài hoặc trứng non thì tiến hành diệt trừ ngay, thu dọn, tiêu hủy những cành, hoa, quả bị sâu hại.
  • Vệ sinh ruộng ớt đảm bảo sự thông thoáng để hạn chế sâu phát triển.

Phòng trừ sâu đục quả bằng thuốc hóa học

Sử dụng Dupont Prevathion 5SC, các loại thuốc nguồn gốc sinh học, xử lý bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất Bacillus thuringiensis:

  • Delfin WG, An huy WP, BioCin 16 WP, 8000 SC, Comazol WP
  • Matrine (Sokupi 0.36AS, Agri-one 1SL, Aphophis 5EC, 10EC).
  • Rotenone (NewfatoC 50WP, 50SL, 75WP, 75SL,…).

#3. Rệp muội hại ớt

Hay thường gọi tên khác là rầy mềm, rệp nhớt. Tên khoa học là Aphis gossypii.

ray-mem-hai-ot
Rầy mềm hại ớt

Rệp muội có hình bầu dục, nhỏ dài 1.5 – 2 mm, cuối bụng có 2 phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên. Trưởng thành có 2 dạng:

  • Dạng không cánh thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp, một số ít có màu vàng xanh.
  • Dạng có cánh đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen.

Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém, ngoài ra rệp còn là côn trùng môi giới truyền bệnh virus trên ớt.

Biểu hiện ớt bị rệp muội

  • Lá ớt bị vàng, méo mó, chùn ngọn và xoăn lại.
  • Cây bị còi cọc, chậm phát triển.

Phòng trừ rệp muội bằng thủ công

  • Có thể dùng hệ thống tưới phun mưa đối với những vườn trồng ớt đã có lịch sử bị rệp hại để hạn chế khả năng phát triển gây hại từ giai đoạn đầu.
  • Tỉa lá già, tiêu hủy lá có rệp gây hại.
  • Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại
  • Sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật vì là nơi chứa lượng lớn trứng và rệp trưởng thành.

Phòng trừ rệp muội bằng thuốc hóa học

  • Sử dụng các loại thuốc có chứa Hoạt chất Thiamethoxam (VD: Actra 25 EC).
  • Hoạtchất Tebufenozide Mimic 20F.
  • Hoạt chất Cypermethrin (VD: Sherpa 25EC).
  • Hoạt chất Imidacloprid (VD: Admire 50 EC).
  • Và các loại thuốc như Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200EC 0,2%, Butyl 20 WP 0,2%. Elincol 12 ME, Trebon 30EC, Actara 25WP để phòng trừ.

#4. Bọ trĩ hại ớt

Bọ trĩ thường phát triển nhanh trên cây ớt ở giai đoạn cây trưởng thành và cho ra quả.

Khi xuất hiện với mật độ dày thì bọ trĩ trên cây ớt sẽ làm cho lá ớt bị quăn queo, méo mó, hoa thì biến dạng.

bo-tri-hai-ot
Bọ trĩ hại ớt

Đặc biệt chúng là trung gian truyền bệnh do virus trên cây ớt, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng.

  • Bọ trĩ trưởng thành có hình dạng như một chiếc kim khâu, chiều dài 1–2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại.
  • Khi trưởng thành chúng đẻ trứng rải rác trong mô lá.
  • Trứng của bọ trĩ mới đẻ có màu trắng sữa, gần nở nó có màu vàng nhạt.

Bọ trĩ hại ớt bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá, chồi, quả, … rồi hút nhựa.

Triệu chứng bọ trĩ gây hại

  • Trên cây ớt xuất hiện các vết lốm đốm màu bạc và các mảng trắng nhỏ.
  • Khi thấy các đọt non của cây ớt bị quăn queo, lá xoắn lại.
  • Còn các lá trưởng thành, mặt trên lá xuất hiện các quần đen loang lổ, bầm tím.
  • Bọ trĩ hút dinh dưỡng ở nụ hoa, hoa nở rất nhỏ nhạt màu và không bền, cánh hoa bị cháy đen.
  • Hoa xấu cánh dị dạng hoa nhanh tàn và thối là dấu hiệu bọ trĩ đã xuất hiện và gây hại.

Biện pháp canh tác phòng ngừa bỏ trĩ

  • Thường xuyên kiểm tra ruộng nhất là từ khi cây ra hoa trở đi, kiểm tra kĩ các đọt non và mặt dưới của những lá non.
  • Dọn sạch tàn dư vụ trước, thời vụ trồng tập trung.
  • Sử dụng giống tốt, sạch bệnh, thường xuyên tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho ruộng ớt.
  • Vệ sinh ruộng ớt thường xuyên.
  • Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali và các loại phân khác giúp tăng sức đề kháng cho cây ớt.

Phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc hóa học

  • Có thể dùng trong số các loại thuốc có hoạt chất (Abamectin, Confidor, Radiant, Ascend…).
  • Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, khi thấy vài con trên ngọn cần phun các thuốc có hoạt chất Matrine (Agri one 1SL, Marigold 0.36SL, Sokupi 0.36SL, 0.5SL…).
  • Sử dụng một trong các thuốc sau: Elincol 12 ME, Confidor 100SL, Oshin 20WP, Actara 25WP, Marshal 200EC… để phòng trừ.

#5. Ruồi đục quả gây hại cho ớt

Ruồi cái dùng bộ phận đẻ trứng đục vào vỏ quả đẻ trứng thành chùm (5-10 trứng) bên trong vỏ quả, trứng nở ra ấu trùng dạng dòi ăn phá làm cho quả bị thối hỏng và rụng.

ruoi-duc-qua-ot
Ruồi đục quả gây hại cho ớt

Khi sắp hóa nhộng, dòi đục vỏ quả chui ra buông mình xuống đất làm nhộng dưới mặt đất. Mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong quả.

Vào mùa mưa ruồi đục quả sinh sản mạnh và gây hại nhiều.

Triệu chứng ruồi đục quả gây hại

  • Quả màu vàng úa, mềm.
  • Bẻ ra bên trong quả có dòi màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.

Biện pháp canh tác phòng ngừa sâu đục quả

  • Thường xuyên vệ sinh ruộng ớt, thu gom và tiêu hủy những quả bị dòi gây hại.
  • Cắt tỉa những cành nhánh không cần thiết để tạo độ thông thoáng cho ruộng ớt, hạn chế nơi trú ngụ của ruồi.

Phòng trừ sâu đục quả bằng sinh học

  • Dùng Vizubon D, bẫy Pheromone để dẫn dụ và diệt ruồi đực nhằm hạn chế việc duy trì nói giống của ruồi (khi ruồi cái đẻ trứng nhưng không được thụ tinh thì sẽ trứng sẽ không nở thành dòi để gây hại được).
  • Hoặc dùng bẫy dính màu vàng.

Phòng trừ sâu đục quả bằng thuốc hóa học

  • Phun Altach 5EC tỷ lệ pha 20ml với 16 lít nước hoặc Cyper 25 EC 20ml/16 lít nước.
  • Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

#6. Rầy phấn trắng hại ớt

Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng, chân dài và mảnh.

Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho rầy phấn trắng phát sinh phát triển.

ray-phan-trang-hai-ot
Rầy phấn trắng hại ớt

Rầy có thể gây hại theo 3 cách sau: Gây hại trực tiếp, gây hại gián tiếp và truyền bệnh virus.

Biện pháp canh tác phòng ngừa ruồi phấn trắng

  • Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng.
  • Tỉa bỏ lá già, hạn chế chỗ ẩn nấp của bọ phấn.
  • Bón phân, tưới nước cho cây sinh trưởng tốt.
  • Luân canh ớt với hành tỏi, lúa nước.

Phòng trừ ruồi phấn trắng bằng thuốc hóa học

  • Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Buprofezin như Applaud 25SC, Butal 25WP…,
  • Hoạt chất Etofenprox như: Trebon 10EC…, ngoài ra có thể dùng dầu D-C Tron plus 98,8 EC để phun trị rầy.

#7. Sâu xanh láng hại ớt

Tên khoa học Spodotera exugua.

Sâu xanh da láng ăn hết lá ớt, làm cây trơ trụi, rụng lá, cây yếu dễ nhiễm các bệnh khác. Khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc, không thể ra hoa đậu trái.

sau-xanh-da-lang-hai-ot
Sâu xanh da láng hại ớt

Triệu chứng

  • Sâu ấu trùng ăn lá chỉ chừa lại phần gân lá.
  • Sâu lớn có thể đẻ 50 – 150 trứng trên bề mặt lá.
  • Sâu năn nát phần lá, làm thủng lá.

Phòng ngừa sâu xanh da láng bằng sinh học

  • Sử dụng bẫy dính để bẫy bướm nhằm hạn chế mật độ ngay từ đầu.
  • Sử dụng các chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana, Bacillus thuringiensis var. phun để tạo sự đối kháng tiêu diệt sâu…

Phòng ngừa sâu xanh da láng bằng thuốc hóa học

  • Sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất: Diafenthiuron, Lufenuron,…
  • Hoặc thuốc hoá học đặc trị có một trong các hoạt chất như Abamectin (Rồng Việt, VoiDuc, Penalduc, B52 Duc,…), Emamectin, Thiosultap – sodium,…

#8 Sâu khoang hại ớt

Hay còn gọi sâu ăn tạp, sâu keo có tên khoa học Spodoptera litura.

Sâu phá hoại hết toàn bộ lá trên thân cây ớt. Làm cây trợ trụi, lá chỉ càn gân, cây khô dần và chết.

Sâu khoang có thể dài 35 – 53mm, trên lưng có thể có sọc vàng sáng chạy 2 bên hông. Mỗi đốt có một chấm đen, đốt thứu nhất có 2 chấm đen to.

sau-khoang-hai-ot
Sâu khoang hại ớt

Khi làm nhộng sâu khoang chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên ở đó.

Triệu chứng

  • Sâu khoang phá hoại vào lúc sáng sớm, khi có nắng sẽ chui xuống tán lá để nấp.
  • Chiều mát lại hoạt động và phá hoại suốt đêm.
  • Sâu ăn trụi cả thân, cành, lá và trái non.

Biện pháp canh tác phòng ngừa sâu khoang hại ớt

  • Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất.
  • Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa.

Phòng trừ sâu khoang bằng sinh học

  • Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.
  • Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên. Thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại.

Phòng trừ sâu khoang bằng hóa học

  • Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…)
  • Các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin- S…
  • Hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem.
  • Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC… .
  • Các loại thuốc có hoạt chất Emamectin; Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

#9 Nhện đỏ hại ớt

Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.

nhen-do-hai-ot
Nhện đỏ hại ớt

Triệu chứng

  • Cả ấu trùng và thành trùng đều sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, ăn biểu bì và chích hút mô dịch khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ.
  • Lá bị hại mất màu xanh, mặt trên có màu vàng loang lỗ, mặt dưới có những vết trắng lấm tấm.
  • Hoa và trái cũng bị nhện hút chất dinh dưỡng làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn; hoa bị thui, rụng.

Phòng trừ nhện đỏ bằng sinh học

  • Sử dụng vòi áp lực cao phun vào mặt dưới lá nơi nhện cư trú.
  • Có nhiều nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae làm giảm mật số nhện hại.

Phòng trừ nhện đỏ bằng hóa học

  • Phun các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole,…
  • Hoặc thuốc đặc trị nhện đỏ như Comite, Pegasus, Daconil,…

Kết

Việc cây ớt nhiễm sâu bệnh là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế xuất hiện và gây hại cho ớt, bạn cũng nên có biện pháp phòng ngừa từ khâu chọn giống, làm đất, tươi tiêu,…

  • Sử dụng giống ớt lai tạo F1.
  • Ruộng trồng phải vệ sinh, xủ lý, làm sạch cỏ, phơi ải,…
  • Trồng ớt luân canh, ví dụ không nên trồng ớt và cà 2 vụ liên tiếp nhau.

Đặc biệt khi sử dụng thuốc hóa học bvtp để phòng trừ sâu bệnh phải tuân thủ quy định về an toàn, có trong danh mục qui định.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Xem thêm:

===

Nguồn tham khảo:

  • Quy trình kỹ thuật canh tác cây ớt cay (sở NN & PTNT Lạng Sơn).
  • Các chuyên trang cay trồng, thuốc bảo vệ thực vật,…
5/5 - (8 bình chọn)
Tags:

,

ỚT KIỀU: Chuyên Ớt Khô, Ớt Bột.
Ớt Kiều

Zalo 0395991607 | Chat Facebook Messenger | Tham gia Group Mua Bán Ớt hơn 39k thành viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
1
1
Xem cập nhật giá ớt hôm nay tại
các tỉnh, vùng miền trên cả nước.