benh-tren-ot

7 Loại bệnh trên ớt và cách phòng trừ

Bệnh trên cây ớt thường do nấm, vi khuẩn, vi rút gây ra. Bệnh thường khó phân biệt và phát hiện hơn so với sâu bệnh.

Bài này Ớt Kiều sẽ giúp liệt kê giúp bạn 7 loại bệnh thường gặp trên cây ớt:

#1. Bệnh thán thư trên cây ớt

Do nấm Colletotrichum spp gây ra, bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá thân và quả. Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá.

Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sẫm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu. Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen.

Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm. Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công gây hại trên quả.

Bệnh thường gây hại trong giai đoạn đang thu hoạch.

benh-than-thu-tren-ot
Bệnh thán thư trên ớt

Biện pháp canh tác phòng ngừa bệnh thán thư

  • Lựa chọn giống khỏe, sạch bệnh, xử lý thuốc trừ nấm bệnh trước khi trồng, thu gom tiêu hủy quả bệnh.
  • Trồng mật độ hợp lý, tỉa cành thường xuyên tạo độ thông thoáng cho ruộng ớt.
  • Bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali và các loại phân khác, không bón nhiều phân có hàm lượng đạm cao.
  • Tưới nước vừa đủ không để ngập úng.
  • Luân canh với cây trồng khác họ …

Phòng trừ bệnh thán thư bằng thuốc hóa học

  • Phun các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin + DifenoConazole (Amistartop325SC…), DifenoConazole (Score 250EC…), Metalaxyl.
  • Hay các hỗn hợp Mandipropamid + Chlorothaloni.

#2. Bệnh héo rũ thối đen trên cây ớt

Bệnh héo rũ do nấm Phytophthora capsici.

Bệnh gây hại trên cây ớt trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Tùy từng giai đoạn và điều kiện ngoại cảnh khác nhau mà mức độ gây hại của bệnh cũng khác nhau.

Ở thời kỳ cây con, vết bệnh lúc đầu là một chấm nhỏ màu nâu hoặc màu đen ở rễ gốc thân.

Sau đó vết bệnh lan lên phía trên làm hại thân lá và lan xuống phía dưới gây hại rễ chính, gây thối rễ, cây chết gục.

Khi gặp trời mưa độ ẩm cao toàn cây bị thối nhũn ra, bề mặt mô bệnh thường có một lớp nấm màu trắng.

Trời hanh khô cây bệnh nâu đen héo và chết. Khi cây lớn, trên gốc thân có vết màu đen kéo dài về phía trên và dưới.

Khi chẻ phần thân thấy lõi có màu nâu đến nâu đen, nhưng đặc điểm này không có ở những vị trí cao hơn.

Bệnh phát triển gây hại mạnh khi thời tiết nóng ẩm và đất ướt, lượng mưa lớn hay tưới nước quá mức, nhất là khi trên ruộng đã có cây bị bệnh thì đây là điều kiện để bệnh lây lan ra cả ruộng.

Biện pháp canh tác phòng ngừa rũ héo thối đen

  • Thực hành luân canh tốt với cây trồng khác họ.
  • Khi trồng cần lên luống cao, sâu, rộng để dễ thoát nước khi gặp mưa lớn.
  • Thường xuyên kiểm tra phát hiện cây bị héo rũ để nhổ bỏ kịp thời, phải hạn chế tưới nước để tránh bệnh lây lan trên ruộng.

Phòng trừ rũ héo do nấm bằng thuốc hóa học

  • Phun các thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Hexaconazole, Azoxystrobin.
  • Hay các hỗn hợp Mandipropamid + Chlorothalonil.

#3. Bệnh đốm xám trên ớt

Do nấm Cercospora capsici gây ra, một loại nấm gây hại mạnh ở vùng nhiệt đới.

Bệnh gây hại nhiều trên lá:

  • Giai đoạn đầu có đốm tròn màu nâu với phần trung tâm màu xám nhạt và rìa màu nâu đỏ.
  • Sau đó phát triển thành những đốm nâu vàng nhạt tròn lớn có kích thước lên tới 1.5 cm được hình thành bởi các vòng tròn đồng tâm xẫm màu phát triển xung quanh một phần trung tâm màu trắng.

Giai doạn sau lá chuyển sang màu vàng héo hoặc rụng.

Biện pháp canh tác phòng ngừa đốm xám

  • Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.
  • Bón phân cân đối hợp lý tránh bón đạm quá nhiều.

Phòng trừ bệnh đóm xám bằng thuốc hóa học

  • Phun các thuốc có hoạt chất Copper Hydroxide (DuPont KoCide® 46.1 WG…).
  • Chlorothalonil (Daconil 75WP, Chionil 750WP, Arygreen 75WP…)
  • DifenoConazole (Score 250EC…).

#4. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên ớt

Do nấm Sclerotium rolfsii gây nên. Phần gốc cây ớt bị nấm tấn côn làm cho lá bị héo đột ngột, cây chết.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra hoa – hình thành quả – thu hoạch.

  • Bệnh tập trung tấn công vào  phần gốc và bộ rễ cây ớt.
  • Ban đầu, phần gốc thân sát mặt đất bị nấm bệnh tấn công và tạo ra những vết bệnh nhỏ.
  • Vết bệnh có phủ một lớp sợi nấm màu trắng, mịn và trên lớp nấm có nhiều hạch nấm màu nâu nhạt đến đậm.

Phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng thủ công

  • Dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.
  • Luân canh với cây không cùng ký chủ, tốt nhất là lúa nước.
  • Chọn hạt giống khỏe sạch bệnh để trồng, giống trên ruộng không bị bệnh.
  • Tránh gây tổn thương rễ trong quá rinh trồng trọt, chăm sóc.
  • Khi trồng cần lên luống cao sâu rộng để dễ thoát nước khi gặp mưa lớn.
  • Bón phân cân đối hợp lý tránh bón đạm quá nhiều.
  • Thường xuyên kiểm tra phát hiện cây bị héo rũ để nhổ bỏ kịp thời, phải hạn chế tưới nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng.
  • Sử dụng giống chống chịu bệnh, giống ít bị bệnh.

Phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng bằng sinh học

Có thể cày sâu 10-13 cm để vùi lấp hạch nấm và dùng một số loại nấm đối kháng như: Trichoderm, Gliocladium…

Phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng bằng hóa học

  • Có thể dùng một số loại thuốc phun để tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế bệnh lây lan như: Rovral, Viroval, Hạt vàng, Carbendazim, Benlat… (dùng đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii).
  • Aliette, Ridomil, Phosacide… (dùng đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici).
  • Streptomycine 50-200ppm, Kasamin, Starner… (dùng đối với bệnh do vi khuẩn).

#5. Bệnh chết cây con trên ớt

Hay tên gọi khác là thối gốc, lở cổ rễ, chết rạp cây con.

Bệnh do nấm Rhizotonia solani, Pythium spp và Fusarium spp gây ra, chúng phát triển trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt đồ 25 – 30 độ C.

Nấm bệnh còn tồn tại trong tàn dư cây bị bệnh hoặc trong đát có chứa hạch nấm, sợi nấm.

Cây ớt con nhiễm bệnh lá bị héo rũ, chậm phát triển, chết hàng loạt trong thời gian ngắn.

Triệu chứng

  • Ban đầu xuất hiện những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan lan dần ra làm cổ rễ gần mặt đất teo tóp lại, có màu nâu và bị thối.
  • Cây con gục ngã trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo.
  • Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm.

Biện pháp phòng bệnh chết cây con trên ớt

  • Nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy.
  • Tạo thông thoáng cho ruộng ớt.
  • Cân đối dinh dưỡng, tăng đề kháng cho cây.
  • Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời nấm bệnh gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phòng trừ bệnh chết cây con trên ớt bằng sinh học

Bổ sung thường xuyên nguồn vi sinh vật có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh).

Phòng trừ bệnh chết cây con trên ớt bằng hóa học

  • Có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trị như: Eco Killer, Phytopin Gold, Nano Đồng, …
  • Sử dụng các loại thuốc sau: Carbendazim 500 FL, Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WP,…

#6. Bệnh héo xanh trên cây ớt

Hay còn gọi là héo tươi, héo rũ trên ớt.

Bệnh do vi khuẩn Pseudimonas solanacearum gây ra. Hoạt động mạnh ở nhiệt độ 30 – 35 độ C và tấn công khi cây ớt có vết thương.

Nếu bệnh nặng cây ớt sẽ héo và chết hẳn. Có thể xảy ra ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây.

benh-heo-anh-tren-ot
Bệnh héo xanh trên ớt

Triệu chứng

  • Đầu tiên, ban ngày ngọn non bắt đầu héo xanh, ban đêm lại phục hồi.
  • Sau 2-3 ngày thì cây không phục hồi được nữa, cây héo dần và chết hẳn.
  • Cây héo đột ngột nhưng lá vân còn anh, bên trong rễ cây và thân bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu.

Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh trên ớt

  • Lên luống cao thoát nước tốt, bón vôi.
  • Luân canh không trồng họ cà ớt trên ruộng bị nhiễm nặng 2 – 3 năm.
  • Tưới nước Copper zinc 85WP, Starner 20WP… 0.5 – 1% vào gốc cây mới bị bệnh.
  • Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.
  • Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
  • Bón phân đầy đủ, cân đối. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
  • Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái.
  • Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc BVTV như Kasugamycin…

#7. Bệnh xoăn lá xoăn ngọt ớt

Hay còn goi tên khác là bệnh khảm lá.

Do vi rút, côn trùng như rầy mềm, bọ trĩ chích hút làm lây nhiễm vi rút gây bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở thời điểm cây ớt ra hoa, đậu trái. Phát triển mạnh vào mùa nóng nóng.

Làm cho hoa rụng dần, cây còi cọc, chậm phát triển, ít trái và nhỏ trái.

Triệu chứng

  • Lá ớt biến dạng, xoăn lại, mép lá cong lên và phiến lá có từng mảng vàng xen lẫn mảng xanh làm màu long lổ.
  • Cây trở nên giòn dễ gãy.
  • Hoa héo vàng và bị rụng, cầy còi cọc, chậm phát triển.

Biện pháp phòng trừ

  • Trồng giống kháng bệnh.
  • Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây sinh trưởng tốt.
  • Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh.

Xử lý bệnh xoắn lá trên ớt bằng hóa học

  • Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Azadirachtin, Ethofenprox,…
  • Hoặc sử dụng loại thuốc Nano Elicitor, thành phần bao gồm Chitosan và Enzym.

Kết

Khi sử dụng các chế phẩm hóa học, thuốc BVTV bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn:

  • Thuốc phải nằm trong danh mục cấp phép của nhà nước
  • Cất giữ nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
  • Mang dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc như khẩu trang, găng tay,… (lưu ý đặc biệt cho thuốc xử lý hạt giống).
  • Cẩn thận khi pha thuốc để tránh thuốc tiếp xúc vào da, mắt…
  • Kiểm tra bình phun trước khi sử dụng, rửa bình phun kỹ trước và sau khi sử dụng.
  • Không phun ngược chiều gió.
  • Không ăn, uống trong khi tiếp xúc với thuốc.
  • Tắm rửa sạch sau khi tiếp xúc với thuốc.
  • Thu gom bao bì đã qua sử dụng, không vứt bừa bãi, đặc biệt là ở nơi gần nguồn nước.
quy-tac-an-toan-su-dun-thuoc-bvtv
Quy tắc an toàn (nguồn ảnh Bayer)

Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Xem thêm:

===

Nguồn tham khảo: Quy trình kỹ thuật canh tác cây ớt cay (sở NN & PTNT Lạng Sơn).

5/5 - (7 bình chọn)
Tags:

ỚT KIỀU: Chuyên Ớt Khô, Ớt Bột.
Ớt Kiều

Zalo 0395991607 | Chat Facebook Messenger | Tham gia Group Mua Bán Ớt hơn 39k thành viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
1
1
Xem cập nhật giá ớt hôm nay tại
các tỉnh, vùng miền trên cả nước.