ot-bot-gay-ung-thu

2 Chất gây ung thư có trong ớt bột

Cách đây vài năm vào cuối 2017, báo chí cả nước đồng loạt đưa tin về kết quả kiểm nghiệm của Viện Pasteur TPHCM, đối với 48 mẫu ớt khô được thu thập tại các chợ và tiệm tạp hóa ở 5 tỉnh, thành phố phía Nam.

Theo đó, tất cả các mẫu đều chứa độc tố vi nấm aflatoxin gây ung thư…

Trước những âu lo của người tiêu dùng, Bộ NN&PTNT đã vào cuộc điều tra, xác minh và công bố những thông tin chính thức:

  • Ghi nhận 95/262 mẫu ớt bột (chiếm 36,25% số mẫu được thu thập) có dư lượng Aflatoxin vượt ngưỡng cho phép.
  • Hơn 60% mẫu ớt bột còn lại hoặc không tồn dư Aflatoxin hoặc có tồn dư trong giới hạn cho phép.

Vậy vì sao chất này tồn tại trong ớt khô, có tác hại như thế nào đối với sức khỏe và liệu rằng có thực sự đáng sợ?

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn qua những thông tin dưới đây.

Độc tố vi nấm aflatoxin có trong ớt khô

Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loại nấm mốc như Aflatoxin, Ochratoxin, Deoxynivalenol, Fumonisin, Zearalenone.

Loại thực phẩm nào dễ nhiễm aflatoxin?

Không chỉ riêng ớt khô, ớt bột nhiều loại nông sản, thực phẩm khác đều có nguy cơ nhiễm aflatoxin. Cụ thể:

  • Các loại ngũ cốc như ngô, gạo, lúa mì, kê,…
  • Hạt có dầu như lạc, đậu tương, hạt hướng dương,….
  • Gia vị như ớt, hạt tiêu đen, nghệ, gừng,…
  • Các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…
  • Thực phẩm lên men tự chế biến.
  • Dụng cụ ăn uống, bảo quản thực phẩm như đũa tre gỗ, hộp gỗ,…

Đặc biệt, các loại hạt mọc mầm thì nguy cơ nhiễm độc aflatoxin tăng lên gấp nhiều lần.

Ngoài ra, aflatoxin còn phát hiện trong sữa bò, thịt động vật khi chúng ăn phải thực phẩm nhiễm nấm mốc.

Vì sao ớt khô nhiễm aflatoxin?

Môi trường có nhiệt độ 28°C – 33°C và độ ẩm 80% – 90%, là điều kiện tốt để nấm mốc mang độ tố aflatoxin phát triển.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến ớt khô nguyên quả và dạng bột nhiễm aflatoxin là do:

  • Cơ sở suất xuất: thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản ớt khô không có sự kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
  • Người tiêu dùng: Bảo quản ớt khô, ớt bột không đúng cách (để nơi ấm ướt, không đậy kín) tạo điều kiện có nấm mốc phát triển.

Là tác nhân gây ung thư gan?

Theo Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ:

  • Aflatoxin khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tấn công cơ quan chính là gan.
  • Người bị nhiễm độc tố aflatoxin lâu năm có nguy cơ cao ung thư gan và ung thư túi mật.
  • Độc tố aflatoxin được biết đến là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư gan mạnh mẽ.

Hàm lượng aflatoxin thế nào là an toàn?

Hiện nay, đã phát hiện khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau: Aflatoxin B1, B2, B2a, B3, G1, G2a, M1, GM2, P1, Q1, RO, RB1, RB2, AFL, AFLH, AFLM và những chất bắt nguồn từ methoxy, ethoxy và acetoxy.

Theo quy định của Bộ Y tế, hàm lượng Aflatoxin giới hạn tối đa (ML):

  • Loại B1 có trong thực phẩm: 5ML (microgam/kg).
  • Loại G1, G2, B1, B2 có trong thực phẩm: 15ML (microgam/kg).
  • Loại M1 có trong sữa: 0.5ML (microgam/kg).

Phơi sấy ớt (nông sản) có loại bỏ được aflatoxin?

Theo FDA Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt:

  • Không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nấu rang sấy thông thường.
  • Muốn loại bỏ một phần độc tố aflatoxin thì phải cần đến nhiệt độ cao hơn 280°C, thậm chí hàng ngàn độ C.

Không nên quá lo lắng!

Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM: Không nên quá lo lắng. Bởi:

  • Lượng ớt chúng ta tiêu thụ hàng ngày rất ít, nên hàm lượng aflatoxin vào cơ thể vô cùng thấp, nguy cơ tích tụ độ tố này đến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.
  • Nếu ăn phải nhiều loại khác như ngũ cốc, các loại hạt và sản phẩm từ hạt hay bất kỳ thực phẩm nào nhiễm nấm mốc đều có khả năng tích tụ aflatoxin.

Tốt nhất, người tiêu dùng nên:

  • Lựa chọn những mặt hàng có xuất xứ, thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng và chỉ tiêu chất lượng rõ ràng.
  • Bảo quản đúng cách, không để nơi ẩm mốc, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển.

Ngoài vi nấm aflatoxin, kiểm nghiệm trong một số mẫu ớt bột kém chất lượng còn chứa loại hóa chất gây ung thư khác. Đó là:

Hóa chất rhodamine B trong ớt bột màu

Rhodamine B là loại phẩm màu huỳnh quang dùng trong y học để chẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hoá, dùng trong công nghiệp để nhuộm vải.

Rhodamine B không thuộc danh mục cho phép được sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế, nếu sử dụng thực phẩm có loại phẩm màu này lâu ngày sẽ gây suy gan, thận và ung thư.

Các loại thực phẩm nào có nguy cơ chứa rhodamine B?

Rhodamine B thực chất là thuốc nhuộm vải. Tuy nhiên, hiện nay người ta bày bán và sử dụng rhodamine B tràn lan trên thị trường, với mục đích:

  • Nhuộm màu thức ăn như mắm tôm, tương ớt, gà quay, vịt quay,…
  • Tạo màu cho bánh kẹo, hạt dưa,…
  • Bảo quản, tẩy trắng, khử mùi hải sản.
  • Thậm chí còn dùng để nhuộm thuốc đông y.

Rhodamine B có tác dụng gì trong ớt bột?

Rhodamine B tạo màu đỏ, giúp đều màu nên:

  • Làm cho ớt bột có màu đỏ tươi, bắt mắt.
  • Bảo quản ớt bột lâu hơn, tránh nấm mốc.

Ớt bột xuất xứ Bình Định nhiễm rhodamine B?

Ngày 31/12/2009, Sở Y tế Thừa Thiên Huế báo cáo với Cục VSATTP về việc phát hiện bột ớt nhiễm hoá chất Rhodamine B có nguồn gốc từ Bình Định và Quảng Nam.

Cơ quan chức năng của 2 tỉnh trên đã vào cuộc điều tra đối với các cơ sở sản xuất ớt bột liên quan.

Sau khi niêm phong toàn bộ sản phẩm, nguyên vật liệu để tiến hành test nhanh thì phát hiện dương tính với phẩm màu công nghiệp. Đồng thời lấy mẫu gửi về trung ương để làm kiểm nghiệm chính xác.

Chủ cơ sở giải thích, họ dùng bột hạt điều (loại hạt tạo màu) được mua từ Tây Nguyên chứ không sử dụng bất kỳ hóa chất nào.

Sau khi có kết quả kiểm định từ Viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, ngày 04/02/2010, chi cục ATVSTP Bình Định đã công bố kết quả kiểm nghiệm ớt bột thành phẩm tại các cơ sở sản xuất, âm tính với rhodamine B.

Vậy nguyên nhân ớt bột nhiễm rhodamine B ở Huế là từ đâu?

  • Cơ sở sản xuất ớt bột đã kịp thời “tẩu tán”?
  • Hạt điều tạo màu đã bị tẩm hóa chất rhodamine?
  • Hay ớt bột bị trộn phẩm màu bởi các thương lái mua đi bán lại?

Vấn đề này vẫn đang “bỏ ngõ”!

Cách nhận biết ớt bột màu nhiễm hóa chất

Để khẳng định ớt bột chứa rhodamine B bằng cảm quan thông thường thì không hề dễ dàng. Mặc dù vậy, vẫn có một vài dấu hiệu để chúng ta nhận biết:

  • Bột rất mịn, màu đỏ tươi tắn, bắt mắt.
  • Không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Ngửi thì hầu như rất ít cay, thậm chí không có mùi cay đặc trưng, thường có mùi phẩm màu.
  • Cho vào bóng tối, hoặc dùng đèn soi tiền để kiểm tra, nếu ớt bột phát sáng chứng tỏ có chứa rhodamine.

Kết

Không riêng gì ớt khô, ớt bột mà còn rất nhiều sản phẩm, thực phẩm khác chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều có nguy cơ chứa các chất độc hại gây ung thư.

Bên cạnh trách nhiệm của người sản xuất, người sử dụng, cũng rất cần những chế tài và sự giám sát chặt chẽ của nhà nước.

Theo Ớt Kiều, cốt lõi vẫn nằm ở: Kinh Doanh Bằng Tâm Chân Thành!

Xem thêm: Tác dụng chống ung thư của ớt và hơn thế nữa.

===

Nguồn: vnexpress.vn, vinmec.com, cafef.vn.

5/5 - (14 bình chọn)
Tags:

,

ỚT KIỀU: Chuyên Ớt Khô, Ớt Bột.
Ớt Kiều

Zalo 0395991607 | Chat Facebook Messenger | Tham gia Group Mua Bán Ớt hơn 39k thành viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
1
1
Xem cập nhật giá ớt hôm nay tại
các tỉnh, vùng miền trên cả nước.